Trong phong tục cưới hỏi của người Việt Nam không thể nào thiếu đi 6 mâm quả cưới. Nhưng có sự khác nhau trong khâu chuẩn bị sính lễ cưới giữa những vùng miền.
Một mâm quả cưới chuẩn thể hiện sự chỉnh chu của nhà trai. Qua đó cũng cho thấy sự tôn trọng và thiện ý của nhà trai đối với thông gia bên nhà cô dâu.
Số lượng sính lễ nhiều hay ít không quan trọng. Nó do nhà gái yêu cầu và từng gia đình. Tuy nhiên vì nó bao gồm các vật mang tính tượng trưng chứ không thiên về giá trị vật chất như nhiều người thường nghĩ. Mong muốn gắn kết, hòa hợp lâu bền của đôi trai gái trong cuộc sống hôn nhân.
Nghi lễ trao nhận mâm quả cưới được được diễn ra trước bàn thờ tổ tiên của nhà gái. Trong giây phút này, không chỉ có cô dâu và chú rễ mà những người tham dự cũng cảm nhận được sự thiêng liêng. Trao mâm quả cũng đồng thời trao cả tình cảm và trách nhiệm về một hạnh phúc trong tương lai.
6 mâm quả đám cưới gồm những gì?
Mâm quả ngày cưới miền Bắc

“Trong chẵn ngoài lẻ” chính là cách nhận biết về số lượng mâm quả cưới ở miền Bắc, Trung và Nam. Người miền ngoài thường chuẩn bị số lẽ là 3, 5 hay 7 tráp. Cũng có khi lên đến 11 hay 13 tráp tùy theo yêu cầu và điều kiện.
Thông thường các gia đình hay chọn 7 tráp là chuẩn mực cho lễ ăn hỏi. Vì đây là con số vừa phải, thuận tiện cho việc chuẩn bị.
Tuy nhiên, số lượng lễ vật bên trong được yêu cầu là số chẵn. Đặc biệt là trầu cau, chính vì thế người ta thường chọn buồng câu cưới phải là 100 quả. Đồng nghĩa với câu chúc trăm năm hạnh phúc.
Nếu lễ ăn hỏi có 3 tráp, nhà trai chỉ cần chuẩn bị mâm trầu cau, chè, và mâm hạt sen (hoặc thay bằng mâm bánh phu thê).
Hoặc lễ ăn hỏi 5 tráp thì thường có mâm trầu cau, chè, bánh cốm hoặc bánh phu thê, mứt hạt sen, mâm rượu và thuốc lá.
Hay mâm 7 tráp với trầu cau, mâm chè, bánh cốm, thuốc lá, hạt sen, mâm bánh đậu xanh và mâm ngũ quả là lựa chọn “chuẩn”.
Mâm quả cưới miền Bắc thường bao gồm:
- Trầu cau
- Hoa quả
- Rượu, thuốc lá
- Mứt sen trần
- Gà luộc và xôi gấc/ Lợn quay
- Chè thơm
- Bánh cốm/ bánh đậu xanh
Mâm quả cưới hỏi của người miền Trung và miền Nam

Nếu miền Bắc lấy số lẻ thì miền Nam lại lấy số chẵn để làm chuẩn trong số lượng, tượng trưng cho sự trọn vẹn.
Nhưng cũng tùy theo mức sống và xu hướng khác nhau giữa con người miền Trung và miền Nam. Có thể người miền Nam phóng khoáng hơn thì số lượng tráp sẽ nhiều hơn.
Và thông thường, người miền Nam chọn 8 mâm quả vì con số 8 là số đẹp đối với người miền Nam. (tiếng Hán Việt 8 là bát, thường được người miền Nam đọc lệch là “phát” nghĩa là phát tài phát lộc). Ý mong cầu cho đôi phu thê ăn nên làm ra.
Sính lễ cưới của người miền Nam thường có:
- Trầu cau
- Trà rượu
- Trái cây
- Heo quay
- Bánh kem
- Bánh phu thê
- Xôi gấc đỏ hình trái tim
- Mâm đựng áo dài, vàng vòng, nhẫn cưới
Ý nghĩa của các lễ vật trong mâm quả ngày cưới
Không phải tự nhiên mà có những lễ vật như vậy trong những tráp cưới hỏi. Mỗi lễ vật và sự sắp xếp đều mang ý nghĩa riêng của nó. Theo phong tục cưới hỏi truyền thống của người Việt Nam.
Trầu cau

Ông bà, các cụ ngày xưa hay nói “miếng trầu là đầu câu chuyện”. Nhưng trong cưới hỏi, nó còn mang ý nghĩa sâu xa hơn. Khi miếng trầu hòa quyện cùng vôi sẽ tạo ra sắc đỏ rực rỡ. Nó tượng trưng cho sự sắt son, chung thủy trong suốt cuộc đời.
Bánh cưới (bánh Su Sê)

Thường là bánh phu thê. Bánh phu thê là lời chúc phúc cho tình cảm cặp đôi thêm mặn nồng, sâu sắc trong cuộc sống. Thông thường người ta thường sử dụng bánh cặp: biểu tượng cho âm dương hòa hợp, vợ chồng bền lâu.
Rượu và thuốc lá

Đây là 2 món sính lễ tượng trưng cho lời xin phép của con cháu gửi đến gia tiên, chứng giám cho ngày vui của đôi trẻ.
Hương cay nồng của rượu cũng ngụ ý đời sống hôn nhân luôn ấm áp, viên mãn.
Mứt sen trần
Mứt sen có vị ngọt, là lời chúc phúc cho tình cảm vợ chồng thêm ngọt ngào và đầm ấm. Màu vàng của mứt sen cũng tượng trưng cho sự giàu sang, sung túc.
Xôi gấc hình trái tim

Xôi gấc là món xôi truyền thống của người Việt, màu đỏ của gấc được tin là mang lại sự may mắn, đủ đầy và lời chúc cho sự son sắt, thuỷ chung của tình chồng nghĩa vợ.
Tùy theo sự lựa chọn của hai gia đình mà có thể cho thêm gà luộc hoặc chỉ có xôi hoặc tráp heo quay riêng.
Mâm đựng áo dài, trang sức
Nếu nhà trai có điều kiện thường sẽ đưa lễ thêm một bộ áo dài và trang sức như dây chuyền, bông tai… tặng riêng cô dâu.
Hoa quả/ trái cây

Các loại trái cây bày lên thể hiện nguyện ước của gia chủ qua tên gọi, màu sắc và cách sắp xếp của chúng.
Ở miền Nam, mâm hoa quả trái cây thường gồm táo, nho, mãng cầu, đu đủ, xoài… Mâm hoa quả tượng trưng cho mong muốn cuộc sống hôn nhân ngọt ngào, “cầu đủ xài”.
Heo quay/gà luộc

Bên cạnh vị ngọt ngào hay cay nồng trong tình của tình yêu.Người xưa quan niệm gia đình hạnh phúc cũng không thể thiếu chút mặn mòi của các món ăn. Chính vì thế heo quay hay gà luộc thường được các gia đình khá giả thêm vào mâm lễ vật cưới hỏi.
Kinh nghiệm chọn sính lễ trong mâm quả ngày cưới

Trầu cau
Trầu câu là lễ vật được chăm chút, tỉ mỉ nhất. Buồng cau được chọn cần đủ 30 hoặc 100 quả. Quả cau xanh, tròn trịa, không quá non hay quá vàng.
Trầu câu là lễ vật được chăm chút, tỉ mỉ nhất. Buồng cau được chọn cần đủ 30 hoặc 100 quả. Quả cau xanh, tròn trịa, không quá non hay quá vàng.
Hoa quả & Trái cây
Không nên chọn những quả mang ý nghĩa xui xẻo như: chuối, boom, cam, lê, sầu riêng hay những quả có vị đắng chát. Vì mâm quả trái cây là đại diện cho sự ngọt ngào từ thiên nhiên. Mong muốn tình yêu ngọt ngào, hạnh phúc.
Thường là 5 loại quả được chọn sẽ tương ứng với ngũ hành Kim- Môc- Thủy-Hỏa-Thổ, thuyết hòa hợp trời đất.
Bánh cưới
Có thể chọ bánh cưới là bánh phu thê, bánh cốm, bánh pía hoặc bánh kem tùy theo phong tục mỗi vùng. Người chọn sính lễ cần tỉ mỉ trong cách gói bánh, xếp bánh trang trí.
Bánh phu thê ở miền Nam có sự khác biệt nhỏ với miền Bắc. Bánh được nắn sao cho vuông vức rồi được gói lại bằng lá dứa.
Quần áo & Trang sức
Nếu ngày xưa, lễ phục cưới của nàng dâu thường được mẹ chồng tâm huyết may cho và sắm thêm đôi bông tai hay chiếc kiềng vàng.
Ngày nay lễ phục cưới của cô dâu có thể do nhà trai mang đến thách cưới. Điều này cũng tùy thuộc vào điều kiện kinh tế gia đình nhà trai nếu muồn làm đẹp lòng bên vợ.
Những phong tục cưới truyền thống là nét đẹp văn hóa thiêng liêng được nối tiếp qua các thế hệ. Mâm quả ngày cưới có thể nhiều hay ít, cầu kỳ hay đơn giản. Nhưng cũng không quan trọng bằng sự hạnh phúc của của đôi vợ chồng về sau.