Lễ đính hôn là một trong những nghi thức cưới hỏi của người Việt. Tuy nó không lớn như lễ thành hôn nhưng có vẫn chiếm một vị trí khá quan trọng. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ về lễ đính hôn là gì và cần chuẩn bị những gì để buổi lễ quan trọng này diễn ra được thuận lợi.
Lễ đính hôn được xem là một trong hai nghi lễ chính cần phải có trong văn hóa cưới hỏi của người Việt. Dù nó nhỏ hơn lễ cưới và thời gian tổ chức cũng ngắn hơn. Thế nhưng, nó vẫn cần được chỉnh chu với nhiều nghi thức khá quan trọng, không thể thiếu. Để giúp các đôi bạn trẻ có thể tổ chức được một buổi lễ đính hôn vui vẻ mà không thiếu sự nghiêm chỉnh thì sau đây mình sẽ chia sẻ toàn bộ thông tin và cách tổ chức 1 buổi lễ đính hôn đúng nghĩa ngay bên dưới cho các bạn cùng tham khảo nhé.
Lễ đính hôn là gì? Nghi thức này có khác gì với lễ cưới hỏi?
Lễ đính hôn được biết đến là ngày để gia đình nhà trai và nhà gái chính thức thông báo với họ hàng sẽ gả con cho nhau. Ngày lễ này chính là một bước đệm để đôi bạn trẻ có thể tiến tới hôn nhân sau này. Bởi vì là ngày lễ mang ý nghĩa quan trọng như vậy, nên nó có rất nhiều nghi thức và yêu cầu riêng mà cô dâu, chú rể cùng hai bên gia đình phải thực hiện. Do đó, cô dâu chú rể nên chuẩn bị kỹ càng để buổi lễ được diễn ra suôn sẻ nhé.
Nghi thức lễ đính hôn có khác với lễ ăn hỏi hay không? Đây chắc chắn là điều mà đôi bạn trẻ nào đang bắt đầu chuẩn bị cưới hỏi đều vô cùng quan tâm. Thật chất, lễ đính hôn và lễ ăn hỏi là một. Nó chỉ khác ở tên gọi mà thôi: Lễ đính hôn thường dùng ở miền Nam còn lễ ăn hỏi thì thường dùng ở miền Bắc. Hai lễ này đều được tổ chức trước đám cưới một thời gian. Là ngày để hai bên gia đình có thể gặp mặt, trao quà cho cô dâu chú rể. Sau đó, nhà gái đãi tiệc nhà trai.
Lễ đính hôn cần chuẩn bị những gì?
Để buổi lễ đính hôn được diễn ra suôn sẻ và đúng mực thì buộc cô dâu và chú rể cùng hai bên gia đình phải nắm rõ các điều quan trọng sau:
Các lễ vật
Đây là điều mà hai gia đình cần bàn bạc với nhau và làm thật nghiêm túc, đặc biệt là nhà trai. Bởi vì, sính lễ có đẹp, đầy đủ và phong phú thì mới chứng tỏ gia đình nhà trai rất coi trọng cô con dâu tương lai của mình.
Sính lễ sẽ được chuẩn bị tùy theo điều kiện kinh tế của mỗi nhà, tuy nhiên cần phải có những sính lễ quan trọng sau:
- Trầu cau, trà rượu: Đây là hai lễ vật gắn với phong tục cưới hỏi của người Việt vì thế không thể thiếu được
- Bánh mức hoặc trái cây: Để làm phong phú và nhiều màu sắc tươi mới cho mâm sính lễ thì nhà trai nên chọn bánh mứt và trái cây để làm lễ nữa nhé. Về bánh thì nên chọn Bánh phu thê, còn trái cây thì nên chọn các loại quả may mắn như táo, xoài, nho, mãng cầu, cam….
- Heo quay: Nếu gia đình nào đầy đủ điều kiện thì nên chọn mâm lễ bằng một con heo quay hoặc một heo sữa quay để làm mâm lễ thêm long trọng nhé.
- Ngoài các lễ vật trên, thì bạn có thể lựa chọn một số đặc sản tùy theo vùng miền như bánh cốm (Miền Bắc), Chả, nem (Miền Trung)…
Lưu ý về việc chuẩn bị mâm lễ: Bạn nên chọn số lượng sính lễ theo văn hóa của vùng miền. Bởi vì theo quan niệm của họ như vậy mới tốt. Nếu bạn là người miền Nam nên chuẩn bị số lượng sính lễ theo số chẵn, còn nếu bạn là người miền Bắc thì nên chọn số lượng sính lễ theo số lẻ.
Nhẫn đính hôn
Tuy đây không phải là một lễ long trọng như lễ cưới nhưng khâu chuẩn bị thì lại rất gần với lễ cưới. Chẳng hạn như cần chuẩn bị 1 cặp nhẫn đính hôn. Nhẫn đính hôn trong buổi lễ này chính là minh chứng cho tình yêu của cô dâu chú rể và là sự cam kết bền chặt để tiến tới cuộc hôn nhân sắp tới. Khoảnh khắc trao nhẫn như là để chứng tỏ rằng cô dâu chú rể đã là người 1 nhà.
Cô dâu chú rể có thể chọn mua cặp nhẫn đính hôn trước. Cùng nhau bàn bạn để chọn ra cặp nhẫn ứng ý nhất.
Các nghi thức cần có trong buổi lễ đính hôn
Lễ đính hôn là một lễ vô cùng quan trọng vì thế, không thể thiếu các nghi thức vô cùng cần thiết sau đây:
Nghi thức chào hỏi và trao lễ vật
Lúc khi nhà trai đến trước nhà gái thì chưa được vào vội mà phải đợi chủ hôn cùng 1 phụ rể bưng trà rượu vào xin giờ trước đã. Nghi thức xin giờ này có nghĩa là xin phép để nhà gái cho phép nhà trai vào hỏi vợ. Xin giờ xong sẽ là nghi thức trao lễ. Các phụ rể bưng khay sinh lễ và giao cho các phụ dâu để xin được vào làm lễ hỏi.
Sau khi tiếp nhận, nhà gái sẽ mang các khay sính lễ để trước bàn thờ gia tiên. Sau đó, hai gia đình sẽ chào hỏi nhau, giới thiệu thành viên trong gia đình và đại diện 2 bên gia đình sẽ phát biểu.
Nghi thức cô dâu ra mắt hai họ
Trong lúc hai bên gia đình thăm hỏi nhau thì cô dâu sẽ mang áo dài và ngồi trong phòng đợi. Sau nghi thức chào hỏi và trao lễ xong xuôi thì lúc này nhà gái sẽ cho phép chú rể đón cô dâu xuống chào hai họ.
Nghi thức thắp hương dâng bàn thờ tổ tiên
Đây là một trong những nghi thức vô cùng quan trọng. Bởi vì, nghi thức này có sự chứng giám của tổ tiên nên vô cùng thiêng liêng. Để thực hiện nghi thức này thì đầu tiên nhà giá sẽ mang một số sính lễ của nhà trai bỏ trên bàn thờ gia tiên. Sau đó, chú rể sẽ đốt đèn để cầu sự chứng giám, cầu ông bà tổ tiên phù hộ.
Chú rể sẽ khấn vái hai họ, sau đó vái 4 vái trước bàn thờ tổ tiên rồi đưa hai ngọn đèn cho hai chủ hôn bỏ lên bàn thờ gia tiên. Cuối cùng cô dâu, chú rể thắp hương và bái lạy tổ tiên.
Nghi thức trao nhẫn và trao quà
Sau khi thực hiện xong nghi thức dâng hương lên bàn thờ tổ tiên, thì cô dâu chú rể sẽ thực hiện nghi thức trao nhẫn đính hôn cho nhau. Sau đó, mẹ chú rể cũng sẽ đeo nữ trang cho cô dâu. Thông thường đồ nữ trang trong lễ đính hôn thường sẽ là vòng , nhẫn, kiềng cổ, hoa tai bằng vàng…Ngoài ra, nhà trai còn trao cho cô dâu 1 số tiền cho nhà gái biểu hiện lòng biết ơn sinh thành và dưỡng dục một cô dâu tốt cho nhà họ.
Tiếp theo cô dâu chú rể sẽ rót trà và mời hai bên gia đình. Lúc này, cũng là thời điểm nhà trai thông báo ngày giờ kết hôn cho hai họ cùng biết
Nghi thức trả quà
Sau khi kết thúc lễ đính hôn, lúc nhà trai khởi hành đi về thì nhà gái sẽ tiến hành trả quà lại cho nhà trai. Hình thức trả quà là các mâm sính lễ nhà gái chỉ lấy 1 phần còn phần còn lại sẽ đưa về cho nhà trai.
Vậy bạn đã biết lễ đính hôn là gì? Cần chuẩn bị những gì cho buổi lễ đính hôn của mình chưa? Chúc các bạn có thể chuẩn bị được 1 buổi lễ đính hôn đúng chuẩn và suôn sẻ nhé.