Lễ dạm ngõ là một trong 3 lễ quan trọng và cần thiết dành cho các đôi trẻ sắp bước vào hôn nhân. Vậy, lễ dạm ngõ này diễn ra như thế nào và chuẩn bị những gì? Đây chắc hẳn là nỗi thắc mắc của rất nhiều bạn trẻ hiện nay. Đừng lo! Phodoi.vn sẽ tháo gỡ những thắc mắc đó trong bài viết này nhé.
Theo phong tục của Việt Nam thì mỗi cặp đôi cưới nhau đều phải qua 6 nghi thức cưới. Thế nhưng, với thời hiện đại thời gian không nhiều, vì thế, đã giảm lược bớt còn 3 lễ quan trọng đó là lễ dạm ngõ, lễ ăn hỏi và lễ cưới. Trong đó, lễ dạm ngõ được xem như là một lễ vô cùng quan trọng. Bởi vì, nó là sự khởi đầu cho hôn nhân của cặp đôi trẻ.
Thường thì lễ dạm ngõ trong thời đại ngày nay ít được chú trọng. Mà đa số chỉ chú ý đến lễ hỏi và lễ cưới mà thôi bởi vì hình thức lễ này khá nhỏ nên thường ít biết. Chính vì thế, mà rất nhiều cặp đôi trẻ sắp cưới khi được hỏi về lễ dạm ngõ thì lại không biết gì. Vậy nên, bài viết sau mình sẽ giới thiệu các bạn lễ dạm ngõ này là gì và bạn cần phải chuẩn bị gì cho ngày lễ đặc biệt này để nó có thể diễn ra suôn sẻ nhé.
Lễ dạm ngõ là gì? Ý nghĩa của lễ dạm ngõ
Lễ dạm ngõ hay còn gọi là lễ chạm ngõ, là một ngày vô cùng quan trọng bởi vì đây là ngày chính thức 2 bên gia đình nhà trai và nhà gái gặp nhau. Lúc này, hai họ có thể trò chuyện để tìm hiểu về gia đình, điều kiện và lối sinh sống của nhau…
Hiện nay, lễ dạm ngõ dù đã được giản lược bớt đi đôi chút nhưng không thể bỏ được bởi vì có ngày này thì cô dâu và chú rể mới được phép chính thức qua lại và tính chuyện trọn đời cùng nhau.
Những điều cần biết về lễ dạm ngõ của người Việt Nam
Như đã nói ở trên, hiện nay, lễ dạm ngõ đã được giản lược đi rất nhiều và đơn giản. không rầm rộ như đám hỏi, đám cưới. Chính vì thế, rất ít ai biết đến lễ này và đặc biệt các cặp đôi trẻ chưa lần nào trải qua thì chắc chắn sẽ không bao giờ biết rồi. Vậy nên, các bạn trẻ muốn biết lễ dạm ngõ cần những gì, cần ai tham gia thì hãy xem tiếp nội dung bên dưới nhé.
Thời gian diễn ra lễ dạm ngõ
Vì đây là lễ đầu tiên, nên chắc hẳn ai cũng muốn diễn ra một cách suôn sẻ và thoải mái. Chính vì vậy, thời gian cũng không bó hẹp, miễn là thuận tiện cho đôi bên. Chính vì thế, nhà trai có thể chọn đại một ngày đẹp nào đó để thực hiện cũng được.
Dù là thời gian do nhà trai chọn, thế nhưng, cũng nên thương lượng cả 2 bên gia đình để buổi lễ được diễn ra suôn sẻ.
Mâm lễ dạm ngõ cần những gì?
Dù gì đây cũng là lễ dạm ngõ chào hỏi nhau. Bởi vì thế, để tạo ấn tượng tốt cho nhau thì nhà trai khi sang thăm nhà gái cũng không thể đi tay không được. Vì thế, cần phải chuẩn bị mâm lễ dạm ngõ đầy tuơm tất để tỏ lòng thành ý. Vậy mâm lễ dạm ngõ sẽ có những gì?
Bởi vì đây cũng chỉ là một lễ gặp gỡ mang giá trị văn hóa nhiều hơn, vì thế, mâm lễ cũng không cân phải quá cầu kì mà chỉ cần một số thứ sau đây: trầu cau, chè, bánh, hoa quả…tùy theo điều kiện của gia đình và mỗi thứ chuẩn bị đều phải có số lượng chẵn.
Còn về phái nhà gái thì không cần chuẩn bị mâm lễ gì cả mà nên chuẩn bị nhà cửa tươm tất. Nếu có thể thì dọn mâm cơm thân mật để tăng thêm tình cảm giữa hai nhà.
Thành phần tham dự lễ dạm ngõ
Bởi vì đây cũng chỉ là một lễ nhỏ nên thành phần tham dự không cần mời đông làm gì. Môĩ bên gia đình chỉ tầm 7 người là vừa bao gồm luôn cả cha mẹ. Tốt nhất người tham dự lễ dạm ngõ này là những người thân thuộc với cô dâu chú rể như ông bà, chú, bác, dì…là tốt nhất.
Cô dâu chú rể nên mặc gì trong lễ dạm ngõ
Lễ dạm ngõ là ngày lễ quan trọng, dù không lớn nhưng cô dâu chú rể cũng không thể mang đồ lôi thôi được. Trong ngày lễ này tốt nhất cô dâu nên mặc những bộ trang phục làm toát lên vẻ dịu dàng thùy mị của mình để tạo ấn tượng tốt với nhà trai như áo dài, hoặc những bộ váy đầm công sở lịch sự. Còn chú rể có thể mặc vest hoặc quần tây áo sơ mi là tuyệt nhất.
Các thủ tục dạm ngõ diễn ra như thế nào?
Nếu hai bên gia đình đều là lần đầu gả con đi thì chắc chắn sẽ không biết thủ tục diễn ra lễ dạm ngõ như thế nào và nói những gì. Dưới đây là trình tự các thủ tục diễn ra lễ dạm ngõ:
Đầu tiên: Nhà trai đúng ngày đúng giờ đã hẹn trước, nhà trai mang sính lễ đến nhà gái để tiến hành làm lễ dạm ngõ.
Tiếp theo đó, đại diện nhà trai sẽ chào hỏi và giới thiệu thành phần tham dự. Sau đó, đại diện nhà trai sẽ trình bày lí do đến nhà gái, trình bày tráp dạm ngõ và xin phép nhà gái để hai con có thể tự do tính chuyện trăm năm của mình.
Sau khi đại diện nhà trai nói xong thì tới đại diện nhà gái tiếp lời. Đầu tiên là cảm ơn, sau đó là đồng ý lời đề nghị của nhà trai sau đó, cho đôi trẻ thắp hương cầu khấn ông bà, tổ tiên phù hộ cho những lễ sau đó diễn ra thành công tốt đẹp.
Tiếp theo cả hai nhà cùng ngồi xuống và trò chuyện chuyện cưới xin
Cuối cùng, nhà gái mời nhà trai ăn bữa cơm thân mật, gia tăng tình cảm của hai nhà.
Bài phát biểu trong lễ dạm ngõ
Bài phát biểu trong lễ dạm ngõ dành cho họ nhà trai
“Kính thưa các cụ ông, cụ bà (hoặc các cụ, các ông, các bà), ông …bà … là thân sinh của cháu …(cô dâu)… cùng anh chị em nội ngoại hai bên gia đình nhà trai nhà gái. Kính thưa các vị quan khách cùng bạn bè thân thiết gần xa của hai cháu (đọc tên chú rể, cô dâu).
Trước tiên, tôi xin đại diện cho họ nhà trai kính chúc sức khỏe các cụ ông, cụ bà, anh chị em gia đình họ gái cùng với bạn bè, quan khách gần xa đang có mặt của họ nhà gái một sức khỏe dồi dào và chúc mừng cho hạnh phúc hai cháu ….
Tôi xin phép được giới thiệu thành phần gia đình nhà trai hôm nay, tôi tên là ……., là….. của cháu (chú rể) và là đại diện nhà trai, còn đây là ông… và bà …….. là ông, bà nội của cháu, thứ đến là bố mẹ cháu ….. và các thành viên trong họ hàng, gia đình chúng tôi.
Sau nhiều tháng quen biết nhau, cháu …. và cháu …. đã tìm hiểu và mong muốn tiến đến hôn nhân, để được gắn bó bên nhau trọn đời. Cũng vì thể theo nguyện vọng của hai cháu mà nhà trai chúng tôi đã có một buổi lễ ra mắt nhà gái.
Hôm nay, nhà trai chúng tôi chuẩn bị … tráp lễ vật đưa tới nhà gái, mong họ nhà gái nhận lễ ăn hỏi của chúng tôi và cho chúng tôi xin được chọn ngày lành tháng tốt để tổ chức lễ cưới và đưa dâu về bên họ nhà trai.
Đây cũng là buổi giao lưu, gặp mặt, nói chuyện của hai họ hai bên gia đình nhà gái có thắc mắc, mong muốn hay yêu cầu gì thì thẳng thắn trình bày cho bên gia đình nhà trai chúng tôi biết để giải quyết, và hi vọng đây sẽ là tiền đề mang đến hạnh phúc cho hai cháu. Tôi xin hết.”
Bài phát biểu trong lễ dạm ngõ dành cho họ nhà gái
“Cảm ơn lời phát biểu của họ nhà trai, họ nhà gái chúng tôi cũng có đôi lời phát biểu như sau:
Tôi tên là…là… của cháu (cô dâu), đại diện cho họ nhà gái xin được giới thiệu với họ nhà trai: Ông…, bà…(người nhiều tuổi trước), bố mẹ cháu ….. và các thành viên trong họ hàng, gia đình chúng tôi.
Hôm nay là ngày…tháng..năm là ngày lễ ăn hỏi của hai cháu..và cháu…như gia đình hai bên đã thống nhất từ trước. Gia đình nhà gái chúng tôi xin trân trọng cảm ơn nhà trai đã chuẩn bị lễ vật chu đáo. Chúng tôi cũng xin được chấp thuận để hai cháu tiến đến hôn nhân.
Từ giờ phút này, coi như cháu …và cháu … đã là con dâu, con rể của cả hai nhà, nếu hai cháu có nhỏ dại, mong gia đình dạy dỗ hai cháu để cả hai làm tròn bổn phận con cháu. Nhà gái chúng tôi cũng hy vọng cuộc sống vợ chồng của hai cháu sẽ suôn sẻ, hạnh phúc bên nhau trọn đời. Thay mặt gia đình nhà gái, tôi xin mời nhà trai uống chén nước, ăn miếng trầu mừng hạnh phúc cho hai cháu.”
Lễ dạm ngõ miền Bắc khác gì với hai miền còn lại
Tùy theo phong tục tập quán mỗi miền mà sẽ có cách làm lễ dạm ngõ khác nhau. Tuy nhiên, lễ dạm ngõ của miền Nam và miền Trung thì khá giống nhau hơn so với miền bắc.
Ở miền Bắc thì người ta thường rất coi trọng truyền thống: vì thế, lễ dạm ngõ ở miền Bắc vô cùng trang trọng. Và họ luôn chú trọng ở lễ vật. Lễ vật dạm ngõ thì luôn được chuẩn bị tươm tất, hoàn chỉnh và nhiều hơn so với miền Trung và miền Nam. Đặc biệt mâm các mâm lễ phải phủ vải đỏ như mâm lễ cưới, các lễ còn lại phải được bọc bằng giấy kiếng đỏ mới được.
Trên đây là những điều cần biết về lễ dạm ngõ mà các đôi bạn trẻ sắp cưới nên nắm rõ. Hi vọng, ngày lễ này của các bạn sẽ diễn ra duôn sẻ tốt đẹp. Phodoi.vn chúc các bạn trăm năm hạnh phúc nhé.